Để có thể làm việc được ở các tòa nhà cao tầng nói riêng, những công việc đòi hỏi làm việc ở độ cao nói chung thì chắc chắn không thể thiếu được dây dù hay còn gọi là dây cứu sinh để đảm bảo an toàn cho người lao động.
Một sản phẩm rất quan trọng không thể thiếu khi làm việc ở độ cao, vừa có tác dụng tiện lợi giúp người lao động có thể di chuyển trên cao để vệ sinh kính các tòa nhà, xây dựng…. và cũng góp phần lớn đảm bảo an toàn cho người ở trên cao. Chính vì thế các loại dây cứu sinh phải được sản xuất để đạt những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất, có độ bền cao. Dẻo dai chắc chắn để làm việc trong mọi điều kiện thời tiết, chịu được nhiều cân nặng khác nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng và loại dây cứu sinh khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu qua một số loại dây cứu sinh sau đây:
Dây cứu sinh chiều dọc (lifeline)
Loại này có sức chịu đựng tối thiểu là 26,7kN. Lý do cần có sức chịu trước khi đứt cao hơn sức chịu của neo là để dự phòng cho những chỗ nối bện và thắt nút trên dây tại đầu neo.
Cách dùng dây cứu sinh chiều dọc chính xác và an toàn
- Không thắt nút hoặc nối bện trên dây an toàn trừ những đầu cuối
- Gắn mỗi dây cứu sinh vào một điểm neo độc lập
- Chỉ nối một công nhân vào một dây cứu sinh chiều dọc
- Dây cứu sinh dài cách mặt đất hoặc cách mặt bằng an toàn ở dưới trong vòng 1.2 m
- Nếu đoạn dây cứu sinh đang treo dài hơn 91 m thì phải xét đến chiều dài dây buộc, và tác động của gió, cách làm dây, và sức chịu của dây
Khí cụ khóa dây cứu sinh ( Khóa Trượt Tự Động )
Có hai loại khí cụ cơ khí khóa dây là tự động và bằng tay. Khí cụ khóa dây tự động (hay di chuyển) di chuyển tự do dọc theo dây. Nếu ngã, khí cụ này tự động khóa dây và giữ lại sau một khoảng cách ngắn. Nếu dùng khí cụ khóa dây tự động, nên giới hạn chiều dài của dây buộc tối đa là 0.6 m.
Khí cụ khóa dây bằng tay không di chuyển tự do cùng với chúng ta. Khí cụ này luôn luôn ở vị trí khóa trên dây và phải dùng tay dời đi. Khí cụ khóa dây bằng tay thích hợp cho các hệ thống giữ cho không ngã.
Kiểm tra dây cứu sinh chiều dọc
Vì được làm bằng sợi tổng hợp nên dưới tác động của ánh sáng đặc biệt là những hôm nắng gắt thì dây sẽ bị yếu đi nên trước mỗi lần dùng, xem xét kỹ lưỡng dây cứu sinh để chắc chắn là vẫn còn tốt. Tìm những dấu bị cọ xát làm tưa dây, vết cắt trên dây hoặc sợi, hoặc bất cứ chỗ nào thấy méo mó làm yếu dây hoặc cản trở đến chuyển động của khí cụ khóa dây.
Xem thêm: Găng tay y tế là gì? Những công dụng của găng tay y tế
Dây cứu sinh giới hạn khoảng rơi (Dây Chống Sốc)
Dây dù cứu sinh có thể giới hạn khoảng là một loại dây cứu sinh chiều dọc cụ thể có tác động giống như dây đai an toàn trong xe. Dây cứu sinh cuộn lại bên trong một lớp bảo vệ bọc ngoài. Khi di chuyển lên hay xuống, dây cứu sinh kéo dài ra hay co ngắn lại. Dây luôn luôn căng và không chùng ở khúc nào. Khi ngã, dây cứu sinh khóa lại và giữ lại sau khi rơi xuống một khoảng cách ngắn. Trên dây cứu sinh có thể hiển thị lịch sử các lần ngã trên lớp bảo vệ bọc ngoài. Đừng dùng dây cứu sinh nếu đã bị ngã.
Xem thêm: Sự cần thiết của áo phản quang trong Bảo Hộ Lao Động
Dây dù chiều ngang ( Đai Toàn Thân)
Bao gồm dây làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc kim loại, hoặc thanh cố định, cột giữa hai điểm neo lớn. Các hệ thống an toàn này cho phép công nhân di chuyển hàng ngang dọc theo bề mặt làm việc trong khi nối với dây an toàn. Dây cứu sinh chiều ngang và các neo có thể chịu lực rất lớn nếu ngã. Do đó, tất cả các hệ thống cứu sinh chiều ngang được gắn cố định và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
Các hệ thống dây cứu sinh chiều ngang tạm thời có thể được chấp nhận nếu hệ thống đó
- Được chế tạo để bán thương mại và được gắn và dùng đúng với bản chỉ dẫn kèm theo.
- Được gắn và dùng theo bản chỉ dẫn của một kỹ sư chuyên nghiệp, hoặc
- Được gắn và dùng theo mỗi điều kiện sau đây:
- Dây cứu sinh chiều ngang là dây kim loại có đường kính tối thiểu là 12 mm có sức chịu do hãng chế tạo quy định ít nhất là 89 kN mới bị đứt
- Dây cứu sinh chiều ngang không có những chỗ nối bện trừ hai đầu cuối
- Các khí cụ nối, chẳng hạn như cùm và khóa vặn, có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
- Chiều dài dây tối thiểu là 6 m và tối đa là 18 m
- Neo ở đầu dây có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
- Dây cứu sinh chiều ngang có độ chùng khi không chịu lực xấp xỉ bằng chiều dài dây chia cho 60
- Độ cao của dây gắn ở bất cứ điểm nào cũng phải ít nhất là 1 m cách bề mặt làm việc
- Khoảng cách bị ngã xuống tối đa là 1.2 m
- Bên dưới bề mặt làm việc phải là khoảng trống không bị cản trở tối thiểu là 3.5 m
- Chỉ nối tối đa là ba (3) công nhân vào dây cứu sinh chiều ngang
- Dây cứu sinh chiều ngang phải được gắn sao cho không cản trở đến việc di chuyển an toàn của công nhân
Tổng kết
Dây cứu sinh luôn là một trong những thiết bị cực kỳ cần thiết và quan trọng trong an toàn lao động hiện nay. Nó giúp cho chúng ta an toàn khi tham gia lao động trên cao hay thực hiện các việc cần thiết tới dây cứu sinh.
Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng và mua các dòng sản phẩm dây cứu sinh hãy liên hệ ngay với công ty Bảo Hộ Phú Quý chúng tôi theo Hotline 0984.389.333 để nhận nhiều ưu đãi nhất. Chúng tôi chuyên cung cấp và phân phối các dòng sản phẩm dây dù, dây cứu sinh chất lượng giá cả hợp lý nhất thị trường hiện nay.
Xem thêm: Cách sử dụng và tác dụng của nút tai chống ồn trong lao động