Với các khu công nghiệp, bến cảng … sử dụng nhiều đến máy nâng thì chắc chắn không lạ gì dây cáp cẩu hay còn gọi là dây cáp thép bởi nó là dụng cụ không thể thiếu để nâng dụng cụ, container hàng… Vậy cấu tạo và được sử dụng như thế nào thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về dây cáp cẩu hàng
Dây cáp cẩu ra đời với mục đích để phục vụ những công việc cần di chuyển đồ vật nặng nhằm tăng năng suất lao động mà không mất nhiều sức lao động của con người. Đặc biệt trong những nghành đặc thù như vận chuyển hàng hóa tại bến cảng, bãi hàng, khai thác mỏ…. Với việc sử dụng sản phẩm này thì người ta nhận thấy công việc đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của. Hiện nay nó được chia ra theo nhiều cách :
1. Theo phương pháp sử dụng thì có 2 loại đó là: Cáp động ( dùng chủ yếu trong nâng hạ) và cáp tĩnh ( luôn làm việc trong trạng thái kéo tĩnh).
2. Theo tiết diện có các loại sau:
- Hình 6 cạnh: Các sợi cáp cùng được kính được bện 1 lần với cùng bước xoắn, sợi này lọt vào khe sợi kia. Loại cáp này có nhược điểm cứng, khó uốn nên ít được sử dụng.
- Hình tròn: Các sợi cáp có cùng đường kính, bện cùng 1 chiều xoắn, giữa các lớp lại có bước xoắn khác nhau, giữa các sợi có khe hở lớn. Loại cáp này có ưu điểm mềm hơn loại 6 cạnh, dễ uốn nhưng lại bị dễ tự lỏng các sợi thép
- Hình cánh hoa: Các sợi được bện qua nhiều bước, đầu tiên dùng các sợi thép bện thành các tao cáp, sau đó các tao cáp được bện thành sợi cáp có tiết diện như hình cánh hoa quanh lõi sợi thép.
3. Theo chiều bện cáp thì có 2 loại:
- Cáp bện xuôi: Chiều bện của sợi thép trong tao cáp cùng chiều với chiệu bện của tao cáp. Loại cáp này mềm, dễ uốn nhưng dễ tự lỏng các sợi cáp
- Cáp bện chéo: Chiều bện của sợi thép trong tao cáp ngược chiều với chiều bện của tao cáp. Loại này có ưu điểm là lực đàn hổi theo hai hướng ngược chiều nhau nên cáp ít bị vặn, khó tự lỏng ra nên có khẳ năng chống xoắn cáp. Loại cáp này thì có nhược điểm là khá cứng, khó uốn.
Cấu tạo của dây cáp cẩu
Được chế tạo từ những sợi thép các bon tốt. Các sợi thép được chế tạo bằng công nghệ kéo nguội có đường kính từ 0,5 đến 2-3mm. Sợ thép này được bện thành cáp bằng các thiết bị chuyên dùng. Để chống rỉ, người ta tráng lớp kẽm lên sợi thép gọi là cáp thép mạ kẽm, tuy nhiên sợi thép sau khi tráng kẽm có độ bền giảm đi 10%.
Một điều quan trọng nữa là các sợi thép cấu tạp nên dây cáp cẩu được lèn đi lèn lại nhiều lần (biến cứng) để kéo thành sợi, nó có thể chịu lực có trị số Kk đến 14000-20000kg/cm2. Bên cạnh đó cách bện cáp cũng ảnh hưởng lớn đến độ mềm và độ mòn của dây, cáp bện đơn là loại có kết cấu đơn giản nhất, các sợi được bện thành lớp đồng tâm quanh sợi lõi, loại này có độ cứng lớn nên thường được dùng để chằng cột buồm, cáp kép, cáp tải của đường gòng treo.
Các loại cáp thép dùng phổ biến hiện nay:
- Cáp cứng viễn thông 1×19
- Cáp mạ kẽm 6×36
- Cáp chống xoắn 19×7
- Cáp chống xoắn 35×7 IWRC
Hướng dẫn sử dụng và bảo trì dây cáp cẩu
Những thông số về lực kéo đứt tối thiểu chỉ áp dụng cho sợi dây cáp mới, chưa qua sử dụng. Đối với loại dây cáp đã qua sử dụng, những thông số về lực kéo đứt tối thiểu cho cáp mới không còn chính xác. Chính vì thế cáp sẽ bị hư hỏng, giảm tuổi thọ làm việc không đảm bảo độ an toàn cần thiết, do bị ăn mòn, quá tải, lạm dụng hoặc bị hư hỏng do bảo trì không đúng quy cách.
Lực kéo đứt tối thiểu của cáp là lực kéo đứt được tính khi cáp thép được kéo thẳng, 2 đầu cáp được cố định (cáp không tự xoắn, xoay). Lực kéo đứt này không phải là tải trọng làm việc an toàn của dây cáp. Tải trọng làm việc của cáp thép dựa vào hệ số an toàn hoặc hệ số thiết kế. Hệ số an toàn sẽ thay đổi phụ thuộc vào thiết bị lắp đặt và cài đặt, và công việc thực hiện. Hệ số an toàn phải được xác định trước khi đưa dây cáp thép vào sử dụng.
Không được sử dụng quá tải dây cáp thép, cũng như không sử dụng dây cáp thép cho một tải lớn hơn tải trọng làm việc an toàn của dây. Bởi rất có thể khi đang nâng vật nặng thì cáp sẽ bị đứt bất ngờ.
Tải giật có tác động rất nguy hiểm đến độ an toàn của cáp, gây ra hư hỏng bên ngoài và bên trong. Không có cách nào để tính toán hoặc ước lượng tác động, hư hỏng của tải giật có thể gây ra cho sợi cáp. Ngoài ra, giải phóng tải khỏi dây cáp thép một cách đột ngột cũng có thể gây ra những hư hỏng tương tự như tải giật.
Trong quá trình sản xuất, dây cáp cẩu đã được tẩm dầu nhờn, hoặc mạ kẽm (Loại cáp dầu phổ biến hơn). Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, lượng dầu này có thể không còn hoặc biến chất do tác động của môi trường xung quanh. Do vậy, cáp thép nên được tra dầu theo định kỳ (tùy thuộc vào cường độ làm việc và môi trường sử dụng)
Thường xuyên kiểm tra định kỳ cáp thép và lưu giữ hồ sơ. Mục đích của mỗi lần kiểm tra là để xác định cáp thép có đảm bảo được tính an toàn hay không, có thể tiếp tục sử dụng không. Kiểm tra vị trí và số lượng hư hỏng trên sợi cáp, sự mài mòn và kéo giãn của một số chỉ tiêu cần thiết khác. Nếu có bất cứ nghi ngờ về độ an toàn của sợi cáp, hãy thay thế sợi cáp thép ngay.
Sợi cáp đã qua sử dụng và bị loại bỏ do không đảm bảo tính an toàn, không được sử dụng sợi cáp này cho bất cứ mục đích sử dụng hay thiết bị nào khác. Tùy vào tình hình thực tế, có thể giảm bớt tải trọng cho mỗi sợi cáp nhằm đảo bảo tính an toàn.
Nên loại bỏ dây cáp cẩu nếu có các dấu hiệu dưới đây
- Khi dây bị đứt mòn quá chỉ tiêu cho phép
- Nếu tải được treo trên 2 cáp riêng thì mỗi cáp phải được xem xét và loại bỏ riêng
- Khi có bất kỳ 1 cáp nào đứt thì cần bỏ ngay mà không cần xem xét đến số sợi đứt hay độ mòn của sợi lớp ngoài cùng
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn một số lưu ý với dây cáp cẩu. Công ty Bảo Hộ Lao Động Phú Quý luôn cung cấp các sản phẩm chính hãng – đã dạng – đảm bảo an toàn lao động tối đa cho người sử dụng – giá thành tốt nhất thị trường.